icon đặt hẹn

Khám bệnh từ 8h -20h00 tất cả các ngày

Đặt hẹn

Tư Vấn

tìm kiếm

Các bệnh phổ biến

Truyền thông nói gì về chúng tôi

Phù nề tay chân - dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm

Ngày đăng : 14-05-2016 - Lượt xem : 2453

  Hiện tượng phù nề thường được nhận thấy nhất ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá và chân. Phù nề xảy ra khi mạch máu nhỏ trong cơ thể bị rò rỉ dịch. Thường thì mọi người có thể nhận biết phù bằng mắt, nhưng phải tìm nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị mới có kết quả vì phù là dấu hiệu của nhiều bệnh.

Tư vấn miễn phí điều trị các bệnh về xương khớp tại tphcm

  Chân phù nề có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

  Nếu như tình trạng phù nề tay chân kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, đó có thể là dấu hiệu cảnh cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh cần phải quan tâm.

   Suy tĩnh mạch

  Suy tĩnh mạch là tình trạng van trong các tĩnh mạch ở chân bị suy yếu hoặc bị hư hỏng, không thể bơm đủ máu trở lại tim. Máu còn lại tăng áp lực trong các tĩnh mạch, gây phù. Người bệnh có thể tử vong nếu bị tắc động mạch phổi do sự hình thành các cục máu đông. Khi nắn vào chân bị phù rất đau.

  Trong trường hợp bệnh nặng, máu ứ trệ ở chân sẽ khiến bệnh nhân có triệu chứng căng tức nơi bắp chân, mỏi chân, nặng chân, tê và đau bắp chân, phù ở quanh mắt cá chân... cần đi kiểm tra sớm.

Phù chân - biểu hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm

   Hệ thống bạch huyết

  Chất lỏng dư thừa từ các mô được làm sạch do hệ thống bạch huyết. Khi hệ thống này bị hư hỏng sẽ không hoạt động chính xác, dẫn đến phù nề.

   Bệnh thận

  Thận không thể loại bỏ đủ chất lỏng và natri trong máu nếu như bị thận có vấn đề. Nước dư thừa và natri tăng áp lực trong mạch máu gây phù nề. Lúc đầu phù ở mặt, sau phù toàn thân. Chân phù rất to và kèm theo tràn dịch màng phổi, màng bụng

   Suy tim

  Máu có thể bị giữ lại mắt cá chân và bàn chân gây phù nề khi một hoặc hai buồng tâm thất mất khả năng bơm máu.

   Xơ gan

  Những thay đổi về hormone và hóa chất điều tiết dịch trong cơ thể làm tăng áp suất trong mạch máu lớn mang máu từ ruột, lá lách và tuyến tụy vào gan. Hiện tượng này dẫn đến chất lỏng tích tụ ở chân.

Điều trị theo sự chỉ dẫn của chuyên gia để đạt kết quả tốt nhất.

   Thiểu năng tuyến giáp: phù kèm theo là mặt tròn, môi dày, mắt híp, lưỡi to. Chậm chạp, trí tuệ kém phát triển, huyết áp hạ, nhiệt độ giảm, mạch chậm.

   Bệnh của huyết quản: thường là phù một chân, ít khi bị phù nơi tay.

   Suy dinh dưỡng: Mức độ phù buổi sáng và chiều như nhau, phù toàn thân hoặc phù hai chân. Bệnh do thiếu ăn hoặc đang mắc các bệnh mạn tính như: lao, rối loạn tiêu hóa lâu ngày, các bệnh tê liệt, ung thư, bị các bệnh mạn tính nằm lâu.

  Khi bị phù tay chân, bạn cần đến ngay Đa khoa Hoàn Cầu - Phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để được khám, làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định bệnh. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bạn sẽ được điều trị theo phương pháp khác nhau. Cần tích cực điều trị theo sự chỉ dẫn của chuyên gia để đạt kết quả tốt nhất.

  Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

- Tư vấn qua số điện thoại (028) 3817 2299

- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

  Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

 Để đăng ký và lấy số đặt hẹn miễn phí khám bệnh vui lòng bấm vào bác sĩ tư vấn.

bác sĩ tư vấn nam khoa

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan

Nhập số điện thoại của bạn,
Bác Sĩ sẽ gọi lại trong 30 giây

Mọi Thông Tin Hoàn Toàn Bảo Mật ***