icon đặt hẹn

Khám bệnh từ 8h -20h00 tất cả các ngày

Đặt hẹn

Tư Vấn

tìm kiếm

Các bệnh phổ biến

Truyền thông nói gì về chúng tôi

Tê cứng chân tay là bệnh gì và nguyên nhân do đâu?

Ngày đăng : 13-05-2016 - Lượt xem : 2353

  Tê cứng chân tay là bệnh khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các tay với cảm giác tê rần như bị kim châm.

  Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và ở chân cũng vậy. Khi chứng bệnh này xảy ra bất thường hoặc thường xuyên, cần tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục sớm, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Tư vấn miễn phí điều trị các bệnh về xương khớp tại tphcm

  Nguyên nhân gây tê cứng chân tay

  Tê cứng chân tay thường thấy ở người lao động dùng nhiều động tác lắc cổ tay như bà nội trợ, tiểu thương. Bệnh cũng hay gặp ở các nhân viên văn phòng hay sử dụng chuột máy tính. Có nhiều nguyên nhân gây tê cứng chân tay. Sau đây là những chia sẻ của các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu.

   Tê chân tay sinh lý:

   Do đứng quá lâu, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hoặc ngồi ở một số tư thế khác làm máu khó lưu thông, ứ đọng, sinh ra các chất a xít làm chân tay bị tê buốt .

   Ảnh hưởng của thời tiết. Những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp gió mạnh hoặc trời lạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác.

Tê cứng tay chân do nhiều nguyên nhân gây ra

   Bị chấn thương, va đập hay bị tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông.

   Người ít vận động, tập luyện thể dục quá sức hoặc làm việc quá sức chịu đựng của cơ thể.

   Tê chân tay bệnh lý

   Do rối loạn chuyển hóa: Khi mắc bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch, béo phì, cao mỡ máu thì triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở tay chân. Trường hợp nếu bệnh càng nặng thì hiện tượng tê cứng càng nhiều và có thể teo cơ.

   Chứng đau nửa đầu và tâm lý lo lắng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Lo lắng, hồi hộp sẽ làm thay đổi sinh lý như thở gấp, tăng nhịp tim, cảm giác tê liệt tay chân. Kèm theo chứng đau nửa đầu là cảm giác tê cứng chân tay và khó chịu trong cổ, miệng.

   Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu canxi, vitamin như: B1, B6, B12, D, Vitamin E... Thiếu vitamin có thể gây tê ở bàn tay lạnh ở bàn chân. Điều này sẽ khiến cho các cơ bị yếu và mất cảm giác. Cần có chế độ ăn uống hợp lý nhằm cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Cần có chế độ ăn uống hợp lí để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể

   Hội chứng ống cổ tay: Các dây thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép, đau cột sống, viêm khớp… dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác. Trường hợp này thường gặp ở những người bị mắc các bệnh như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống...

   Bệnh nhiễm độc thạch tín, thủy ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính.

   Một số nguyên nhân khác

  Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cảm giác tê tay, chân như:

   Bị côn trùng và động vật cắn

   Tác dụng phụ của một số dạng thuốc

   Hệ thần kinh bị tổn thương do hút thuốc lá, rượu,

   Nén dây thần kinh do quỳ gối quá lâu hay nằm đè lên cánh tay...

  Khi tê cứng chân tay, người bệnh không nên chủ quan và cần nhanh chóng tìm đến Đa khoa Hoàn Cầu để được các chuyên gia chuyên khoa cơ xương khớp thăm khám điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm có thể giúp cho người bệnh ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Mọi thắc mắc về bệnh tê cứng chân tay và những bệnh xương khớp khác vui lòng gọi hotline  (028).38.172.299 hoặc nhấp vào khung tư vấn oline để được hỗ trợ.

  Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

- Tư vấn qua số điện thoại (028) 3817 2299

- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

  Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

 Để đăng ký và lấy số đặt hẹn miễn phí khám bệnh vui lòng bấm vào bác sĩ tư vấn.

bác sĩ tư vấn nam khoa

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan

Nhập số điện thoại của bạn,
Bác Sĩ sẽ gọi lại trong 30 giây

Mọi Thông Tin Hoàn Toàn Bảo Mật ***